Facebook Ads

Bí quyết xây dựng chiến lược quảng cáo cho doanh nghiệp thương mại điện tử

chien-luoc-quang-cao-fb-web-thuong-mai-dien-tu

Thương mại điện tử đang dần trở thành một xu thế với những ảnh hưởng nhất định trong việc định hình hành vi và thói quen tiêu dùng của mọi người. Kinh doanh thương mại điện tử muốn thành công luôn gắn liền với chiến lược quảng cáo khoa học, chặt chẽ. Bài viết này giúp bạn xây dựng chiến lược quảng cáo Facebook bài bản và tối ưu nguồn lực cho một trang thương mại điện tử.

Sau đây là các bước cần làm để tối ưu quảng cáo cho các website thương mại điện tử

1. Thiết lập Facebook Pixel

Điều đầu tiên bạn phải làm là cài đặt Facebook Pixel. Với Facebook Pixel, bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook để tiếp cận những người đã ghé thăm website của bạn trước đây và những người đã hoàn thành một hành động cụ thể mà bạn đã thiết lập (ví dụ: đã thêm một mặt hàng vào giỏ hàng nhưng không mua, đã mua hàng)

2. Đối tượng mục tiêu cho thương mại điện tử

doi-tuong-muc-tieu-target-audience

Nguồn: Broworks

Mặc dù có thể bạn đã xác định được chân dung của khách hàng mục tiêu cho thương hiệu mình và bắt đầu đặt ra một số tiêu chí cụ thể khi thiết lập quảng cáo, tuy nhiên, sẽ có những giới hạn hoặc khác biệt giữa hình dung của bạn và những gì Facebook có thể hỗ trợ.

Ví dụ bạn muốn tiếp cận đến hiệu trưởng của các trường học dựa trên data của Facebook, đáng tiếc là Facebook chưa thể chạm tới một vai trò cụ thể như vậy. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm ra giải pháp khác để tiếp cận họ, chỉ là không bằng con đường trực tiếp.

Dưới đây là 4 kiểu đối tượng mà Facebook có thể nhắm mục tiêu giúp bạn:

Đối tượng tùy chỉnh của trang website

Sau khi Facebook Pixel đã thu thập đủ dữ liệu (giá trị khoảng 30 ngày tùy thuộc vào lượng truy cập bạn nhận được), bạn sẽ có thể tạo được tệp khách hàng tiềm năng từ trang web, gọi là “đối tượng tùy chỉnh của trang web”. Đây là những người đã truy cập trang web của bạn, xem trang sản phẩm, thêm một mặt hàng vào giỏ hàng và những người mua hàng.

>>> Hướng dẫn Cách tiếp thị lại các khách hàng đã tương tác với website

Đối tượng tùy chỉnh từ data của bạn

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đối tượng “chất lượng” đến từ data của bạn để nhắm mục tiêu khi quảng cáo Facebook. Bạn có thể tải bảng tính (tệp .CSV) lên Trình quản lý quảng cáo Facebook với tên khách hàng, email và số điện thoại. Facebook sẽ cố gắng so khớp dữ liệu khách hàng của bạn với hồ sơ Facebook để tạo đối tượng mục tiêu.

>>> Hướng dẫn Chạy quảng cáo Facebook tăng chuyển đổi từ số điện thoại của khách hàng

Đối tượng tương tự Lookalike

Đối tượng tương tự Lookalike hoạt động dựa trên việc tìm kiếm những khách hàng có điểm tương đồng với tệp khách hàng đã được xác định.

Ví dụ bạn có thể tạo nhóm khách hàng tương tự với những người đã mua hàng trong 6 tháng gần đây. Ở trường hợp này, thuật toán của Facebook sẽ cố gắng tìm kiếm những người giống nhất với tệp của bạn và hiển thị quảng cáo đến họ.

Đối tượng khách hàng đã lưu

Đối tượng đã lưu là đối tượng được xây dựng bằng cách sử dụng bộ dữ liệu có sẵn của Facebook như nhân khẩu học, sở thích, những người theo dõi trang của bạn, v.v. Với tệp đối tượng đã lưu, bạn có thể tiếp cận đến một lượng lớn người dùng sử dụng Facebook có các hoạt động, sở thích tương ứng với chân dung khách hàng.

 

3. Phân cấp đối tượng theo phễu

Thông thường, chu kỳ mua hàng được chia thành ba cấp độ:

  • Đầu phễu (Top of Funnel – ToF) – những người không biết thương hiệu hoặc chưa có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn, còn được gọi là cold audience
  • Giữa phễu (Middle of Funnel – MoF) – những người đã dần quen với thương hiệu và sản phẩm của bạn, nhưng chưa mua
  • Cuối phễu (BoF) – những người cân nhắc mua sản phẩm của bạn, còn được gọi là warm audience
customer-funnel

Nguồn: Internet

Dựa vào tính chất của từng giai đoạn của phễu và nhóm khách hàng tương ứng, tôi đưa ra một thứ tự giúp bạn ưu tiên tập trung vào đối tượng nào trước, đối tượng nào sau, đặc biệt là trong trường hợp ngân sách của bạn không “dư dả”:

  1. Nhắm mục tiêu lại những người đã mua – BoF
  2. Nhắm mục tiêu người bỏ lại giỏ hàng – BoF
  3. Nhắm mục tiêu lại người xem trang sản phẩm – BoF
  4. Nhắm mục tiêu lại những người xem hay tương tác với blog / nội dung trên social media – MoF
  5. Đối tượng tương tự với người đã mua hàng – ToF
  6. Đối tượng có sở thích/ hành vi/ Quan tâm đến chủ đề/sản phẩm của bạn – ToF

4. Tối ưu chiến lược quảng cáo với định dạng quảng cáo

Dựa vào một số thử nghiệm cá nhân, chúng tôi gợi ý cho bạn các định dạng phù hợp cho từng giai đoạn của phễu. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ là mọi lời khuyên chỉ mang tính tương đối do quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngành nghề, thời gian, tính chất đối tượng khách hàng…, Cho nên, cách làm tốt nhất là bạn thử và rút ra phương pháp cho chính thương hiệu của mình. Hãy bắt đầu với giai đoạn cuối phễu trước:

Quảng cáo Facebook ở cuối phễu cho thương mại điện tử

Những người đã mua hàng, những người bỏ giỏ hàng và thậm chí cả những người xem trang sản phẩm nhưng không mua là những đối tượng có nhiều khả năng mua một mặt hàng trực tiếp từ quảng cáo Facebook – nghĩa là, những đối tượng này sẽ có ROAS tốt nhất. Dưới đây là các định dạng quảng cáo phù hợp để chạy:

Quảng cáo sản phẩm động (Dynamics Product Ad)

DPA về cơ bản là quảng cáo tự động lấy từ danh mục sản phẩm của bạn được tạo thông qua nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của cửa hàng thương mại điện tử. Facebook có thể tự động tạo quảng cáo bằng cách sử dụng hình ảnh, tiêu đề, mô tả và giá sản phẩm của bạn từ danh mục, và bạn không cần mất nhiều thời gian để tạo ad creative.

DPA hoạt động với mục đích tiếp thị lại và sẽ hiển thị sản phẩm mà mọi người đã xem trước đó. Dựa vào các hoạt động của người dùng, quảng cáo động sẽ tùy chỉnh cá nhân hóa và chỉ hiển thị sản phẩm phù hợp với họ.

Quảng cáo video

Quảng cáo video đã và đang tiếp tục là một trong những loại quảng cáo hiệu quả nhất.

Một video hấp dẫn sẽ kể về một câu chuyện giúp giải quyết một vấn đề của khách hàng, hoặc mang đến cho khách hàng một cảm nhận tốt về thương hiệu. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, loại video trở nên phổ biến là nội dung do người dùng tạo.

Nội dung do người dùng tạo mang tính chất chân thực, là một call to action thật sự mạnh mẽ để truyền cảm hứng cho những khách hàng khác. Do vậy, nếu doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng nguồn nội dung từ chính những khách hàng thì đó là một tín hiệu tốt cho sự tăng trưởng kinh doanh và niềm tin thương hiệu.

Quảng cáo carousel

Quảng cáo carousel cũng có thể tùy chỉnh thông điệp và sản phẩm đến đối tượng mục tiêu dựa theo mức độ tương tác của họ.

Khác với quảng cáo Dynamic Product Ad, bạn có toàn quyền kiểm soát từng hình ảnh (hoặc video) và nội dung quảng cáo. Điều này cho phép bạn thỏa sức sáng tạo để tạo ra những ad creative thu hút sự chú ý của mọi người. Người dùng sẽ cuộn ngang để xem các hình ảnh sau ở định dạng vuông.

quang-cao-carousel-thuong-mai-dien-tu

Nguồn: Internet

Quảng cáo Facebook ở giữa phễu cho thương mại điện tử

Với giai đoạn giữa phễu, khách hàng cần được tiếp xúc đủ với thương hiệu và bị thuyết phục bởi những thông điệp bạn truyền tải. Định dạng tốt nhất cho quảng cáo giai đoạn này là quảng cáo video và quảng cáo carousel. Bạn có thể kể một câu chuyện liền mạch, thu hút và thuyết phục người dùng quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm.

Các video lặp lại ngắn

Một tùy chọn khác là các video ngắn (15 giây trở xuống), sẽ tự động lặp lại. Bạn có thể tận dụng dạng này khi có duy nhất một hình ảnh. Thật vậy, chỉ với những hiệu ứng đơn giản, thay vì là một ảnh đơn nhàm chán thì bạn có thể biến nó thành một video lặp lại bắt mắt.

Hiển thị các trường hợp sử dụng khác nhau

Nếu sản phẩm của bạn có nhiều hơn một cách sử dụng, bạn nên tận dụng những mẫu quảng cáo giúp diễn tả sự linh hoạt, đa năng của sản phẩm trong nhiều trường hợp khác nhau để chạm tới nhiều người hơn. Bởi lẽ, có thể cách dùng này không phù hợp với họ nhưng những cách sử dụng khác lại đủ sức thuyết phục họ sở hữu sản phẩm của bạn.

 

Quảng cáo Facebook ở đầu phễu cho thương mại điện tử

Ở giai đoạn này, khả năng thuyết phục khách hàng mua hàng là rất thấp, và ROAS sẽ không cao bằng các chiến dịch BoF và MoF. Do vậy, với một ngân sách có hạn, bạn nên áp dụng chiến lược tập trung cho cuối phễu và giữa phễu, sau đó sẽ chia một phần nhỏ ngân sách cho việc tiếp cận và thu hút khách hàng đầu phễu.

Chiến lược quảng cáo đầu phễu tập trung thu hút mọi người nhấp vào quảng cáo để họ truy cập vào trang web. Điều này giúp bạn đạt được hai mục tiêu: 1) làm cho họ quen thuộc với thương hiệu và 2) tạo tương tác để nhắm mục tiêu lại ít tốn kém hơn. Nói cách khác, mục tiêu là kéo mọi người vào MoF.

Kể câu chuyện của khách hàng của bạn

Trong quảng cáo này của Moleskin, thương hiệu đang thể hiện phong cách sống của khách hàng mục tiêu của họ – là một nhà sáng tạo. Chỉ trong 13 giây, quảng cáo cho thấy cách các sản phẩm của Moleskin được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của người này. Bằng cách tạo cho đối tượng mục tiêu cảm nhận và hình dung về những gì họ có được từ sản phẩm, sự thân thuộc của sản phẩm trong lối sống đời thực, quảng cáo giúp khách hàng có được “cảm giác thuộc về” và sẵn lòng tương tác.

noi-dung-bof

Nguồn: revealbot.com

Chú ý vào những bài đăng tự nhiên

Thông thường sau vài bài đăng, một số bài đăng tự nhiên sẽ nhận được nhiều lượt thích và bình luận hơn những bài khác, điều đó có nghĩa là khán giả của bạn thích nội dung đó. Từ đây, bạn có thể chọn nội dung này để quảng cáo cho những lần tới.

 

Tổng kết

Trên đây là một bản chiến lược quảng cáo cho một thương hiệu hay một website đang kinh doanh thương mại điện tử. Trước khi bắt đâu xây dựng một chiến lược nào, bạn cần thấu hiểu những nguồn lực hiện có của doanh nghiệp, những cơ hội bạn có thể tiếp cận để đưa ra một chiến lược tối ưu và xuyên suốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ quảng cáo, bạn vui lòng:
? Liên hệ: 0974.780.474 hoặc Inbox fanpage ECOMKING Agency
? Email: info@ecomking.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *