Facebook Ads

6 cách tính tỷ lệ tương tác doanh nghiệp cần biết để đánh giá hiệu quả quảng cáo

ty-le-tuong-tac-engagement-rate

Chắc hẳn bạn đã nghe qua về tỷ lệ tương tác trong các chiến dịch quảng cáo Digital, rằng tỷ lệ tương tác càng cao thì quảng cáo càng tốt, performance càng hiệu quả. Nhưng có lẽ bạn chưa biết rằng để đo lường tỷ lệ tương tác, chúng ta có tới 6 cách, và mỗi cách tùy vào mục tiêu đo lường của bạn sẽ được sử dụng linh hoạt và kết hợp nhuần nhuyễn trong từng trường hợp.

Bài viết này giúp bạn lựa chọn cách đo lường mức độ tương tác của khán giả đối với một nội dung mới “ra lò”.

Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) là gì?

Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) đánh giá mức độ tương tác của khán giá đối với một nội dung được xuất bản trên nền tảng online mạng xã hội. Tương tác sẽ bao gồm các hành vi tác động lên bài đăng như: like, share, comment, save, click, thả cảm xúc, lượt xem… và một số hành động khác phụ thuộc vào các nền tảng khác nhau.

Tỷ lệ tương tác thật sự có ích để bạn đánh giá được nội dung có thật sự thu hút, hấp dẫn người xem hay không, là cách bạn đo lường phản hồi từ cộng đồng để từ đó đưa ra chiến lược phát triển nội dung, tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Engagement-Rate-tuong-tac

6 cách tính tỷ lệ tương tác giúp bạn đo lường chính xác hơn

1.Tỷ lệ tương tác theo lượt reach (Engagement Rate by Reach – ERR)

Đây là một trong những cách tính khá quen thuộc, với công thức như sau:

ERR = Tổng số lượt tương tác mỗi bài đăng / Tổng lượt tiếp cận của bài đăng đó x 100%

Chỉ số này cho biết tỷ lệ phần trăm số lượt tương tác so với số lượt tiếp cận của một bài đăng mới. Ví dụ lượt tiếp cận bài đăng của bạn là 5.270 và lượt tương tác nhận được là 127, vậy tỷ lệ tương tác theo lượt tiếp cận là 2.4%.

ERR-Ty-le-tuong-tac

Vậy cách tính này có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm: cách tính này khá chính xác do dựa vào lượt tiếp cận thực tế của mỗi bài post. Nhiều bạn sẽ có suy nghĩ là một bài post khi được đăng trên trang fanpage của mình thì người đã thích/ theo dõi mình sẽ thấy hết. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Lượt tiếp cận sẽ diễn ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như thời gian đăng bài có nhiều người đang online hay không, hoặc bài đăng chỉ hiển thị đối với những người thường xuyên quan tâm theo dõi trang của bạn (có một vài hành động tương tác trước đó). 

Nhược điểm: Bởi vì lượt reach khác nhau ở mỗi bài đăng nên con số này biến động khiến bạn khó có thể kiểm soát. Đặc biệt, với các trường hợp bài đăng có chỉ số tiếp cận thấp sẽ làm tỷ lê tương tác cao bất thường, lúc này tỷ lệ tương tác theo lượt tiếp cận chỉ mang tính chất tham khảo, và bạn cần xét thêm các cách tính khác.

2. Tỷ lệ tương tác theo lượt hiển thị (Engagement rate by Impression – ERI)

Công thức tính như sau:

ERI = Tổng số lượt tương tác mỗi bài đăng / Tổng số lượt hiển thị đối với bài đăng đó X 100%

Vi dụ lượt tương tác bạn nhận được là 48.963 và lượt hiển thị là 233.884, thì tỷ lệ tương tác theo lượt hiển thị là 20.93%

ERI-Ty-le-tuong-tac

Ưu điểm: Đây là cách tính phổ biến nhất khi bạn chạy quảng cáo Digital. Bởi lẽ, khi chạy quảng cáo bạn sẽ có thêm khái niệm lượt hiển thị, tức một quảng cáo có thể tiếp cận 1 người, nhưng lại hiển thị 2-3 lần.

Nhược điểm: Cũng giống như lượt tiếp cận, lượt hiển thị thường xuyên dao động, phụ thuộc nhiều vào việc chọn nhắm đối tượng, độ rộng của tệp và ngân sách quảng cáo. Do vậy, để đo lường chính xác, bạn nên kết hợp với chỉ số ERR, để thấy được mối tương quan giữa lượt tiếp cận và lượt hiển thị, từ đó đánh giá con số tỷ lệ tương tác hợp lý.

3. Tỷ lệ tương tác theo bài post (Engagement Rate by Post – ERP)

Công thức:

ERP = Tổng số lượt tương tác trên mỗi bài đăng / Tổng số người theo dõi trang x 100%

Ưu điểm: Cách tính này dựa vào số lượng người theo dõi trang nên mẫu số tương đối ổn định, ít có sự đột biến.

Nhược điểm: Phương pháp tình này sẽ không chính xác đối với các nội dung có tính viral cao, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

4. Tỷ lệ tương tác theo ngày (Daily Engagement Rate – DER)

Cách tính này được dùng để đo lường mức độ tương tác của các “fan” theo từng ngày đối với các nội dung mới được đăng tải.

Công thức:

DER = Tổng số lượt tương tác trong một ngày / Tổng số người theo dõi trang x 100%

Ví dụ: Bạn đăng 3 bài đăng một ngày, tổng lượt tương tác của 3 bài là 2.028 và số fan theo dõi trang là 213.234 người, vậy tỷ lệ tương tác theo ngày là 0.95%.

Ưu điểm: cách tính này giúp đo lường mức độ tương tác hàng ngày của lượng người theo dõi trang. Chỉ số sẽ có ý nghĩa khi page của bạn còn khá mới, chưa có nhiều follower và các nội dung chủ yếu đến từ nguồn tự nhiên.

Nhược điểm: Tuy vậy, cách tính này sẽ không chính xác do bỏ qua các yếu tố lượt tương tác đến từ các những người không theo dõi, cụ thể là trường hợp chạy quảng cáo trả phí. Sẽ có những bài đăng bạn chạy quảng cáo trong ngày này nhưng ngày khác không chạy, do đó các chỉ số so sánh sẽ bị khập khiễng. Ngoài ra, cách tính này cũng không tính tới các trường hợp một người tương tác nhiều lần chứ không phải nhiều tài khoản.

engagement-rate-ty-le-tuong-tac

 

5. Tỷ lê tương tác theo lượt view (Engagement Rate by View – ERV)

Cách tính:

ERV = Tổng số lượt tương tác trong mỗi video / Tổng số người xem video x 100%

Cách tính này chỉ áp dụng cho các nội dung dạng video, giúp bạn đo lường có bao nhiêu người chọn tương tác với video của bạn sau khi xem chúng.

Vi dụ: lượt tương tác từ quảng cáo video là 61.163, và tổng lượt xem video không phát lại là 208.993, vậy tỷ lệ tương tác theo số lượng view là 29.2%

Ưu điểm: Nếu mục tiêu của các nội dung video này là đo lường sự tương tác thì phương pháp tính này sẽ có giá trị

Nhược điểm: Tuy nhiên, chế độ xem thường bao gồm các lượt xem lặp lại từ một người dùng. Ngoài ra, người xem đó có thể xem video nhiều lần, nhưng họ không nhất thiết phải tương tác nhiều lần.

6. Tỷ lệ tương tác theo trọng số (Factored Engagement rate)

Như đã đề cập ở trên, tương tác sẽ xét trên nhiều hành động, và khi bạn muốn tập trung đo lường một hành động cụ thể nào đó, bạn có thể áp dụng công thức sau:

FER = (Hành động tương tác cần tập trung x 2) + Các tương tác khác / Tổng lượt tiếp cận x100%

Ví dụ: Bạn muốn tập trung đo lường lượt inbox page, Khi bài đăng của bạn tiếp cận 10.125 người, bạn đã thu về 23 lượt inbox bên cạnh 1.089 lượt tương tác khác. Vậy tỷ lệ tương tác theo lượt inbox của bạn là 11.2%.

Công thức này cho biết thương hiệu đang muốn đánh giá hiệu quả tương tác cụ thể bởi lượt inbox của người xem. Tuy nhiên, cách tính này không được các chuyên gia Social Media khuyên dùng, bởi nó dễ bị hiểu lầm thành tỷ lệ cam kết.

Kết luận

Trên đây là 6 cách giúp bạn đo lường mức độ hiệu quả của nội dung, của chiến dịch và là thước đo để bạn theo dõi phản ứng, mức độ yêu thích thương hiệu từ chính cộng đồng của mình. Tuy nhiên, các con số sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu sử dụng không đúng ngữ cảnh, tạo ra những kết quả so sánh khập khiễng. 

Dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên sử dụng phương pháp tính tỷ lệ tương tác theo lượt hiển thị đối với các chiến dịch quảng cáo. Còn nếu page của bạn còn tương đối mới, ít lượt follow/ like thì bạn có thể áp dụng công thức tỷ lệ tương tác theo bài post hoặc theo ngày bởi vì nó cho bạn biết mức độ tương tác với cùng số mẫu nhưng sẽ mang lại giá trị khác nhau theo thời gian và theo đặc tính của bài post. Từ đó giúp bạn biết được post nào thực sự hiệu quả.

Chúc bạn đo lường chính xác và có hướng đi thích hợp cho chiến lược kinh doanh của thương hiệu mình!

Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ quảng cáo, bạn vui lòng:
📞 Liên hệ: 0974.780.474 hoặc Inbox fanpage ECOMKING Agency
📩 Email: info@ecomking.vn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *